__mObiLe__pHoNe__
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

__mObiLe__pHoNe__

TeChOnOgY__RooM
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 49
Join date : 30/03/2008
Age : 36
Đến từ : dalat

Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động Empty
Bài gửiTiêu đề: Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động   Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động Icon_minitimeSun Mar 30, 2008 9:03 am

1. Firmware: Gọi là phần mềm cho máy điện thoại. Là hệ điều hành trên máy điện thoại. Chính là chương trình chính để máy hoạt động không có nó thì máy sẽ là cục sắt.

2. Flash: Là con IC bộ nhớ nằm trên máy điện thoại dùng lưu trữ firmware cũng như lưu trữ các ứng dụng do người sử dụng cài đặt thêm và các thông tin khác như danh bạ, tin nhắn...Do firmware lưu trữ trong IC nhớ Flash cho nên trong giới thợ thường gọi các file firmware là file flash. Và quá trình nạp firmware vào máy gọi là "Quá trình Flash".

3. Unlock mạng: Nếu máy do một số mạng khác làm chương trình khuyến mãi để tăng thuê bao. Họ sẽ trợ giá làm cho giá máy thấp hơn thị trường tuy nhiên các máy này đã bị khóa chỉ có thể sử dụng với SIM card của mạng đó ví dụ : T Mobile, Vodafone...không sử dụng với các sim ở việt nam như Mobi, Vina hay Viettel. Để sử dụng được thì phải thực hiện việc can thiệp sâu vào hệ điều hành tức là Unlock máy. Sau khi unlock thì máy sẽ giống như các máy bán bình thường không phải máy khuyến mãi nữa.

4. Unlock user code: Nếu một số máy người sử dụng khóa lại bằng chức năng Phone lock nhưng do một lý do gì đó quên mất mật mã để mở ra thì cũng phải dùng thiết bị xóa vùng nhớ này và chuyển mật mã về lại như ban đầu. Gọi là quá trình mở lock người sử dụng.

5. Driver: Thường khi kết nối với máy tính các máy điện thoại hay thiết bị phụ trợ của máy tính cần có các file thông báo thông tin với windows để nhận dạng và điều khiển.

6. Phần cứng (Hardware): Bao gồm toàn bộ máy điện thoại ví dụ như mạch điện , màn hình, pin, mạch xạc...

7. CPU : Thường do quen dùng nên hay gọi là CPU nó chính là con vi xử lý chính trên máy thực hiện việc điều khiển toàn bộ hoạt động của máy.

8. RAM: Là IC bộ nhớ tạm để load một số dữ liệu khi chạy chương trình RAM sẽ mất toàn bộ dữ liệu khi mất điện cho nên có một số dòng máy các thông tin tạm không quan trọng sẽ lưu trên RAM và khi tháo PIN ra sẽ mất toàn bộ.

9. ROM của Pocket PC: ROM chính là firmware hay hệ điều hành của các máy Pocket PC tuy nhiên do quen dùng hiện nay nó tên là ROM là các chương trình. Nếu đúng nghĩa nó là bộ nhớ chỉ đọc : Read Only Memory.

10. EEPROM: Nó cũng là một IC nhớ gần giống ROM tuy nhiên nó không chỉ đọc mà còn có thể ghi, khi mất điện nuôi dữ liệu vẫn còn. trước kia các dòng máy đời cũ sử dụng chip này để lưu các thông tin cần thay đổi như danh bạ, số Imei, các thông số tunning để điều chỉnh sóng...Do đó mới xuất hiện là các file lưu trữ trong này với cái tên là file EEPROM. Sau này các dòng máy đời mới lưu các thông tin này vào IC Flash nhưng chia thành 1 vùng gọi là vùng EEPROM giả lập.

11. Mất Nguồn : Theo ý của từ này trong giới sửa chữa là máy không thể khởi động lên được. Nguyên nhân thực sự có rất nhiều nguyên nhân để máy không bật lên được ví dụ như mất hệ điều hành (firmware) hay chép sai hệ điều hành, cháy CPU, mất dao động...chứ Nguồn đúng nghĩa (Power) có thể vẫn còn không hư.

12. Dây nguồn (LCD Flat cable): Đúng ra nó sẽ là tên dây cáp màn hình nhưng nguyên nhân do hồi ngày đầu tiên các máy Motorola StarTaX sử dụng chung dây màn hình và dây để nối Pin gắn trên đó xuống nếu dây này đứt thì mất nguồn nên nó có tên là dây nguồn. Sau này các máy gập nấp người ta vẫn quen gọi là dây nguồn dù thực sự nó chỉ là dây màn hình.

13. Gửi file: Thực sự từ này chỉ có dùng cho máy NOKIA khi cần đồng bộ hóa giữa IC bảo mật ( UEM) và chương trình trong flash. Nguyên nhân có từ gửi file là do phải đọc thông tin từ UEM ra thành 1 file sau đó gửi file này vô hãng Nokia họ tính ra 1 cái file đồng bộ và gửi về. Dùng file này để đồng bộ hóa giữa flash và IC bảo mật. Hiện nay có thể làm tự động bằng cách mua LOG và gửi qua mạng internet tới server trực tiếp.

14. Soft Reset: Hay còn gọi là reset mềm cái này chỉ thực hiện trên các máy Pocket PC do pin gắn liền trong máy và một số đặc tính khác nên nhà sản xuất không thiết kế dạng nút power mà ở các máy này nút power chỉ có tác dụng vô chế độ chờ hoặc dùng tắt đèn màn hình. Để tắt máy và khởi động lại phải thực hiện việc reset mềm này. Nó gần giống việc restart lại máy tính thôi. Các chương trình còn nguyên hết.

15. Hard Reset: Đây là công việc xóa toàn bộ máy và cài lại nguyên bản như trong nhà máy mới xuất xưởng ra. Mỗi dòng máy sẽ có một cách Hard Reset khác nhau. Sau khi reset xong toàn bộ thông tin hay chương trình do người dùng cài đặt sẽ biến mất.

16. UpROM: đây giống như là quá trình flash cho máy điện thoại thường nhưng khi làm với PDA lại dùng từ là UpROM chả hiểu vì sao luôn nhưng nó là từ thông dụng nói ra ai cũng hiểu.


Được sửa bởi Admin ngày Sun Mar 30, 2008 12:29 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://huyle.forumvi.com
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 49
Join date : 30/03/2008
Age : 36
Đến từ : dalat

Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động Empty
Bài gửiTiêu đề: Định nghĩa một số từ chuyên nganh   Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động Icon_minitimeSun Mar 30, 2008 11:27 am

C.CON CS- Charge Control Chip Sector : Chọn đường xạc thích hợp.
C.CONT INT- Charge Control Interrup: Ngắt xạc
C.CUT- Charge Cut: Cắt mức xạc
CE-Chip Enable : cho phép kích cho phép chọn chíp.
Channel Coding: Mã hó kênh
Charge Circuit:Mạch xạc điện
Channel Decoder: Giai Mã kênh
CHAR-CTR: Tín hiệu kiểm soát dòng xạc cho BATT.
CHAPS- ký hiệu là: Charge Control: Điều khiển xạc
CHAR-SENSE: Đường cảm bến quản lý quá trình xạc.
CHARH K:Báo mức xạc thấp so với dòng chuẩn .
CHAR LIM- Charge Limit : Gioi hạn dòng xạc
CHG-DET- Charge Detect : Tín hiệu nhận diện dòng xạc
CHG IN- Charge In : Điện áp vào từ chấu xạc
CHG ON- Charge On: Bật xạc
CHAG-OUT-Charge-Out: Đường ra từ IC xạc cấp cho pin
CME: Điều khiển mức ( phát, thu, nạp, xả ).
COBBA: Tổng hợp nhiều chức năng trong Mobile chủ yếu là nguồn
Contact Service: Liên hệ với nhà sửa chữa

CP_IN: Tín hiệu điều chuẩn băng tần( GSM;DCS,PCS ).
CPORF: Xung điều khiển bật nguồn cho khối xử lý tần số vô tuyến
CP W EN: Cho phép điều khiển quét ( viết ) kí tự lên màn hinh.
CPU- Central Process Unit: Trung tâm điều khiển. CPU trong MOBILE
Được chia làm hai ngăn .Ngăn giao tiếp xử lý dữ liệu thành lệnh điều khiển hệ thống
Ngăn này đc giao tiếp trực tiếp với Ram,Rom,các bộ mã.Ngăn thứ hai là ngăn có giao tiếp trực tiếp với các khối chức năng IF ,DSP,SIM,AF,CAMERA,…để điều khiển chúng,các lệnh này có thể do nhà sản xuất cài đặt trước đó nhưng bị chi phối bởi kết quả mã(gải mã) dữ liệu ở ngăn thứ nhất .Cũng nên lưu ý rằng trong mỗi chức năng nhà sản xuất đều cài sẵn 1 CPU sơ cấp để xuất ra những lệnh sơ cấp giúp cho chính khối đó vận hành trước khi hệ thống hoạt động.Ký hiệu CPU do từng hang ký hiệu khác nhau; CPU,UPP…Cũng như máy tính,tốc độ xử lý của CPU càng cao thì máy hoạt động càng nhanh.

CT- DTOS Q ( I ): Tụ bù (quay) pha, giúp cho tín hiệu ra cân pha,nếu tụ này dò dẫn đến không có mạng

CINS: Đường vào tín hiệu mã màu.
CIF : Lệnh điều khiển trung tần.
CRYSTAL: Thạch anh dao động.
CS : Lệnh bật cho cả một khối hoặc 1 con chip hoạt động theo thứ tự trước- sau,vào ra.
DoèDxx-Data Line:Tuyến dữ liệu (nội dung)
D- Data : Dữ liệu
DAO: Dữ liệu ra.
DBUG_TXD :Tín hiệu mở (nhiều hay ít)cổng điều khiển giải mã dữ liệu tuyến ra.
DBUG_RXD:Điều khiển giả mã dữ liệu tuyến vào.
DBUG _DTR : Điều khiển giả mã vạch dữ liệu(mất tín hiệu này nội dung âm thanh,hình ảnh sẽ mất)
DC IN:Điện áp vào từ bộ xạc
Driver: Tệp( thuộc phần mềm) nội dung để nhận dạng và điều khiển các thiết bị phần
cứng hoạt động theo một quy ước định sẵn. Một hệ thống cứng có thể chấp nhận thay đổi nhiều phiên bản Driver , dĩ nhiên nội dung các phiên bản này phải tương thích với cấu hình phần cứng-ñặc biệt là tốc độ xung nhịp.
hình phần cứng-ñặc biệt là tốc độ xung nhịp.
DVCC: Điện áp cấp cho các linh kiện thuộc khối DIGTAL(kỹ thuật số)
EN: Cho phép bật (một chức năng hoặc khối nào đó)
EFBUS: Cho phép bật tuyến dữ liệu từ Flash.
EAR: Âm thanh sau khuếch đại. Có nhiều tường hợp đây là 1 lệnh cho phép bật loa.

EXT:Đóng mở
FBUS: Tuyến dữ liệu liên quan đến ROM FLASH
Full:Toàn bộ,toàn thể,bao trùm
Fullflash:Toàn bộ phần mềm của máy
G-Gate :Cổng vào
GEI:Lệnh bật cổng (cho dữ liệu) vào
GEO:Lệnh bật cổng cho dữ liệu ra
GENIO:Lện bật giao lộ,cho cả ra và vào.
GSM- Global System of Mobile Communication:Hệ thống di đọng toàn cầu được hợp thành từ nhiều hệ thống con như :SS,BSS,OSS,MS…
HAGA- Hargar: IC IC chủ xử lý hỗn hợp tín hiệu vào và ra. Cũng có khi nó ñược coi như IC xử lý cao tần và trung tần.

HOOKIN: Tín hiệu kích hoạt tắt cho các bộ tiện ích ngoài (mic, tai nghe ngoài).
HEADINT: Tín hiệu kích hoạt bật cho các bộ tiện ích ngoài(mic, tai nghe ngoài)
Về Đầu Trang Go down
https://huyle.forumvi.com
 
Định nghĩa một số từ chuyên ngành về điện thoại di động
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân loại các dòng máy điện thoại di động.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
__mObiLe__pHoNe__ :: LÝ THUYẾT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :: LÝ THUYẾT VỀ GSM :: Lý thuyết về Handset GSM-
Chuyển đến